Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một địa điểm du lịch văn hóa hấp dẫn nằm ngay dưới chân cầu Rồng Đà Nẵng, nơi bảo tồn, lưu trữ rất nhiều hiện vật cổ của người dân tộc Chăm Pa. Nếu như bạn đang quan tâm tới bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng thì hãy xem ngay những thông tin về giá vé, giờ mở cửa, lịch sử hình thành của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng dưới đây nha!
Thông tin bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng 2024
Giá vé, giờ mở cửa của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
– Giờ mở cửa: 7h – 17h30 hàng ngày
– Giá vé: 60k/lượt
– Số điện thoại liên hệ: 0236 3574 801
Lịch sử hình thành bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
– 1915: Xây dựng tòa nhà đầu tiên của bảo tàng điêu khắc Chăm, do hai kiến trúc sư người Pháp là Auclair và Delaval thiết kế, dự án dưới sự chịu trách nhiệm của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của EFEO (Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp – L’ École Française d’ Extrême – Orient). Tòa nhà này đến nay vẫn còn giữ nguyên kiến trúc từ lúc mới xây dựng.
– Những năm giữa thập kỷ 1930: mở rộng bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng lần thứ nhất, lần mở rộng này chia không gian của tòa Bảo Tàng thành phòng Trà Kiệu, phòng Đồng Dương, phòng Mỹ Sơn, phòng Tháp Mẫm và các hành lang Kontum, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam.
– Năm 2002: xây dựng tòa nhà 2 tầng với diện tích trưng bày lớn hơn 1000m2 nằm ở phía sau tòa nhà cũ, tòa nhà này dùng để trưng bày hiện vật được sưu tầm sau năm 1975
– Năm 2005 – 2009: khởi động kế hoạch nâng cấp bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đến năm 2009 thì khánh thành
– Năm 2016: Trùng tu và nâng cấp tòa bảo tàng điêu khắc chăm Đà Nẵng một cách tổng thể
Điểm tham quan ở bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Phòng trưng bày Mỹ Sơn
Đây là phòng trưng bày các hiện vật được khảo cổ từ thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng hơn 40km, Phòng trưng bày hiện đang lưu giữ 18 hiện vật của 3 nhóm khác nhau đó là nhóm nằm ở tháp chính, nhóm nằm ở tháp phụ và nhóm các hiện vật trang trí trên trán cửa hoặc trên tường tháp.
Các hiện vật được trưng bày nổi bật tại phòng trưng bày Mỹ Sơn của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng phải kể đến đó là tượng thần Shiva, tượng thần Ganesha, đản sinh Brahma, đài thờ, bia ký.
Lựa chọn bởi biên tập viên:
- TOP 10 khách sạn có bể bơi đẹp nhất Đà Nẵng 9/2024, check in siêu đỉnh
- Địa chỉ mua đặc sản Đà Nẵng về làm quà “chuẩn & giá tốt”
- Kinh nghiệm đi trăng mật Đà Nẵng và địa điểm đẹp, lãng mạn nhất
- Du lịch biển Mỹ Khê Đà Nẵng 2024: ở khách sạn nào, ăn gì, lưu ý?
- 25 món ăn đặc sản ở Đà Nẵng ngon & địa chỉ ăn chuẩn nhất
Phòng Trà Kiệu
Phòng Trà Kiệu là phòng trưng bày các hiện vật được sưu tầm từ Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam – kinh đô đầu tiên của người Champa. Phòng Trà Kiệu của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ hơn 43 tác phẩm của thế kỷ VII-VIII và XI-XII, các hiện vật phải kể đến đó là shiva, Vishnu, đài thờ, năng lực sáng tạo…
Phòng Đồng Dương
Cách thung lũng Mỹ Sơn 20km, có trung tâm phật giáo của người Champa nằm ở làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Phòng Đồng Dương có các tác phẩm điêu khắc phật giáo mang vài nét ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Hoa nhưng vẫn mang đậm yếu tố bản địa nên vô cùng độc đáo và giàu ấn tượng của nghệ thuật Chăm.
Tại phòng Đồng Dương của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bạn sẽ thấy 21 tác phẩm của tháp Đồng Dương, đến đây bạn sẽ thấy tượng bồ tát theo phong cách Chămpa vô cùng độc đáo cùng những bức tượng phật, tượng thần Deva, hộ pháp, đài thờ…
Phòng trưng bày Tháp Mẫm, Bình Định
Phòng tưng bày này được xây dựng để bảo tồn, lưu trữ những hiện vật cổ của người Champa tại tỉnh Bình Định. Phòng trưng bày này có 67 tác phẩm điêu khắc vô cùng tinh tế của người Chăm Bình Định với niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV.
Quy định khi tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Khi đến tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, các bạn cần phải tuân thủ các quy định sau:
– Không leo trèo, ngồi trên bục bệ trưng bày, không sờ vào hiện vật trong Bảo tàng
– Không mang theo chất độc hại, chất nổ, vũ khí, chất dễ cháy, đồ đạc quá khổ và các vật dụng nguy hiểm khác vào Bảo tàng
– Khi vào phòng trưng bày của bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng bạn không được hút thuốc, mặc áo mưa và nhớ vứt rác đúng nơi quy định
– Không dùng đèn flash chụp ảnh, không sử dụng chân máy ảnh tại bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
– Không chèo cây, bẻ cành, hái quả khi đến bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
– Không cười đùa gây tiếng ồn lớn khi tham quan bảo tàng
Xem thêm một số thông tin về du lịch Đà Nẵng:
- Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng 2024
- Địa chỉ các quán ốc ngon ở Đà Nẵng
- Review các quán ăn đêm ngon ở Đà Nẵng
Trên đây là những thông tin cần thiết mà khi bạn tới tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng cần nắm được. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về giờ mở cửa, giá vé và các thông tin chi tiết về bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng thì giờ đã có đáp án rồi đấy. Các bạn có thắc mắc điều gì liên quan tới bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng thì cứ để lại câu hỏi, ad sẽ giải đáp cho bạn trong vòng 24h, trừ ngày lễ và cuối tuần.