Khu di tích địa đạo Củ Chi ở Sài Gòn hiện nay không chỉ là di tích quốc gia đặc biệt mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, đón tới 20 triệu lượt du khách trong và ngoài nước ghé đến mỗi năm. Địa đạo Củ Chi là nơi hiếm hoi của thành phố sôi động còn lưu lại những dấu ấn đậm nét lịch sử của một thời kỳ chiến tranh khói lửa. Nếu bạn muốn đến đây tham quan, hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi của Dulichlive để chuyến đi thêm phần thuận lợi, suôn sẻ nha.
Kinh nghiệm đi Địa Đạo Củ Chi 12/2024
Giới thiệu về địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là điểm đến nổi bật cả trong và ngoài nước, là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất của thế giới và cũng lọt top 7 điểm đến kỳ lạ nhất Đông Nam Á. Nơi đây chính là trận đồ của dân và quân khu vực miền Nam nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành tự do cho đất nước.
Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu km? Tổng chiều dài của địa đạo Củ Chi là khoảng gần 250 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng cao nhất cách mặt đến 3m, tầng giữa cách mặt đất 6m và tầng dưới cùng sâu tận 12m.
Lịch sử địa đạo Củ Chi
Lý do khu di tích địa đạo Củ Chi thu hút du khách như vậy là nhờ vào lịch sử hình thành địa đạo Củ Chi. Nơi đây được người dân xây dựng vào thời kỳ chống thực dân Pháp (1946 – 1948). Vào lúc này, dân và quân xã Phước Vĩnh An cùng xã Tân Phú Trung đã đào những đường hầm nhằm mục đích cất giữ vũ khi và ẩn náu mỗi khi quân Pháp đến.
Thời kỳ đầu, mỗi một khu làng có một địa đạo riêng, nhưng sau đó do nhu cầu đi lại giữa các làng xã nên họ đã nối liền thành một hệ thống liên hoàn, phức tạp hơn rất nhiều. Tiếp tục như vậy, địa đạo Củ Chi đã mở rộng thêm ra nhiều nơi, nhất là 6 xã ở phía bắc Củ Chi, trở thành nơi mà lực lượng dân quân liên lạc với nhau, và đến năm 1961 – 1965, nhân dân các xã phía Bắc này đã hoàn thành trục tuyến địa đạo rồi phát triển thành nhiều nhánh thông nhau.
Có nên du lịch địa đạo Củ Chi không?
Tuy là điểm đến mang nhiều ý nghĩa lịch sử nhưng không vì thế mà xếp địa đạo Củ Chi thành một nơi nhàm chán, bởi nơi đây có rất nhiều hoạt động thú vị để bạn khám phá, rất lý tưởng cho những chuyến đi cuối tuần hay nghỉ lễ, cho dù bạn là người trẻ, người lớn tuổi hay trẻ em đi chăng nữa. Địa đạo Củ Chi hứa hẹn sẽ là một điểm tham quan mang đến cho bạn những trải nghiệm bất ngờ về văn hóa, lịch sử và cả ẩm thực nữa.
Địa đạo Củ Chi ở đâu, thuộc tỉnh nào?
Địa đạo Củ Chi thuộc tỉnh nào? Địa đạo Củ Chi nằm ở huyện Củ Chi, khu vực ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 30km.
Địa chỉ địa đạo Củ Chi: nơi này được bảo tồn ở 2 địa điểm, đó là:
- Địa đạo Bến Dược thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TPHCM
- Địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM.
Hướng dẫn đường đi địa đảo Củ Chi nhanh, tiện nhất
Có 2 cách phổ biến để bạn tìm được đường đi địa đạo Củ Chi, đó là:
Đi địa đạo Củ Chi bằng xe buýt
Đây là cách phổ biến nhất, đươc nhiều người lựa chọn nhất bởi chi phí rẻ. Xe buýt đi địa đạo Củ Chi hiện nay là:
- Xe buýt đi địa đạo Bến Đình: Xe số 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc xe số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi), bạn lên một trong 2 xe rồi xuống tại bến xe An Sương, sau đó tiếp tục bắt xe buýt số 122 để đến bến xe Tân Quy, rồi từ Tân Quy đi xe buýt 70 để tới địa đạo Bến Đình.
- Xe buýt đi địa đạo Bến Dược: Xe số 13 (Bến Thành – Củ Chi) hoặc xe số 94 (Chợ Lớn – Củ Chi) rồi xuống tại bến xe Củ Chi, sau đó đi tiếp xe buýt 79 (Củ Chi – Dầu Tiếng) để tới địa đạo Bến Dược.
Đi địa đạo Củ Chi bằng ô tô, xe máy
Nếu có phương tiện cá nhân thì bạn hoàn toàn có thể tự lái xe đi địa đạo Củ Chi. Ước chừng thời gian từ trung tâm Sài Gòn đến địa đạo Củ Chi sẽ mất từ 1h30 – 2h đồng hồ. Tuyến đường bạn cần đi là tuyến Trường Chinh – Ngã tư An Sương – Hóc Môn – Tỉnh lộ 15 – Địa đạo Củ Chi.
Kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi, tuy xe bus thì tiện và tiết kiệm, nhưng nếu đi bằng phương tiện cá nhân thì sẽ có cơ hội tham quan luôn trạm cứu hộ động vật hoang dã và thưởng thức được nhiều món ăn ngon cũng như cảnh đẹp 2 bên đường.
Giá vé tham quan địa đạo Củ Chi 12/2024
Giá vé vào cổng địa đạo Củ Chi 2024 hiện nay là:
- 35.000 đồng/người đối với du khách Việt Nam.
- 70.000 đồng/người đối với du khách quốc tế (đang cập nhật)
Nếu bạn có nhu cầu tham quan thêm khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi thì mua thêm vé 65.000 đồng (lưu ý nhỏ là giá vé có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm, nhưng cũng không chênh quá nhiều so với mức giá chúng mình giới thiệu trên đây).
Giờ mở cửa địa đạo Củ Chi: mở cửa từ 7h00 – 17h00, tất cả các ngày trong tuần.
Kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi, khoảng cách từ cổng mua vé đến khu địa đạo sẽ dài khoảng 2km, bạn có thể lựa chọn đi bộ để đi dạo dưới bóng cây, còn nếu đi đoàn đông hoặc có em nhỏ thì nên lựa chọn xe điện để di chuyển (5000 đồng/lượt).
Bản đồ địa đạo Củ Chi 2024
Để giúp bạn tiện khám phá, tham quan địa đạo Củ Chi thì dưới đây là sơ đồ địa đạo Củ Chi bạn nên tham khảo trước để biết được nơi mình sắp tới sẽ có những gì hấp dẫn (lưu ý là ở khu di tích địa đạo Củ Chi cũng có bản đồ chỉ dẫn rất chi tiết, đầy đủ).
Địa đạo Củ Chi có gì hấp dẫn?
Địa đạo Củ Chi là “kỳ quan đánh giặc độc đáo” đáng tự hào của quân dân Việt nam ta với 250km đường hầm lan tỏa như mạng nhện trong lòng đất. Ở đây bao gồm các công trình liên hoàn được xây dựng bên trong địa đạo như: chiến hào, ổ chiến đấu, hầm ăn ngủ, khu hội họp, khu sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm….
Kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi, để không bỏ lỡ những điều hấp dẫn nhất nơi này thì bạn hãy ghé đến những địa điểm tham quan ở địa đạo Củ Chi nổi bật nhất sau:
Trạm cứu hộ động vật hoang dã
Tuy không thuộc địa đạo Củ Chi, nhưng trạm cứu hộ động vật hoang dã này nằm giữa bến Dược và bến Đình, cách địa đạo Củ Chi khoảng 1km thôi, và là nơi sinh sống của 3600 loài thú quý hiếm, nên nếu đi bằng phương tiện cá nhân thì hãy thử tranh thủ ghé đến đây nhé.
Khu hầm địa đạo Củ Chi
Đây là địa điểm tham quan chính của địa đạo Củ Chi, là nơi bạn sẽ có được những trải nghiệm của ông cha ta thời chiến tranh và có cơ hội được khám phá mọi ngõ ngách của hệ thống đường hầm dài 120m gồm 2 tầng, cũng như thưởng thức món ăn của người dân từng ăn dưới địa đạo (món thú vị nhất là khoai, sắn và củ mài chấm muối vừng ở bếp Hoàng Cầm khi đi hết đường hầm).
Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên một khu vực toàn đất sét pha đá ong nên độ bền rất cao, hiếm khi xảy ra sụt lở. Dọc theo đường hầm đều có những lỗ thông hơi được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất, thế nên bạn cứ yên tâm về độ ăn toàn nhé.
Kinh nghiệm du lịch địa đạo Củ Chi, vì lối đi khá nhỏ và hẹp nên chỉ hợp với bạn nào có vóc dáng nhỏ, không quá béo. Một số nơi sẽ phải đi khom lưng và di chuyển bằng đầu gối, rồi lối lên khá nhỏ, đôi lúc sẽ có cảm giác khó thở vì không gian chật và thiếu oxy, thế nên khuyến cáo bạn nào bị hội hứng sợ không gian hẹp hoặc gặp vấn đề về các bệnh tim mạch thì hãy cân nhắc nhé.
Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi
Có gì ở địa đạo Củ Chi? Hệt như tên gọi, hãy đến khu tái hiện chiến tranh để xem lại những “thước phim” quay chậm về cuộc chiến ở vùng đất thép này. Nơi đây được xây dựng để mô tả lại lối sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà cửa của quân dân Củ Chi 1961 – 1972, và hiện có 3 không gian chính:
- Không gian 1: khung cảnh với đời sống chiến đấu, lao động, học tập và sinh hoạt cả người dân và các cán bộ, chiến sĩ du kích nơi đây với tinh thần lạc quan, tin tưởng cách mạng.
- Không gian 2: thể hiện thời kỳ chiến tranh ác liệt khi kẻ địch vào Củ Chi, và bạn sẽ thấy được nét điêu tàn của làng quê cùng cuộc sống đầy đau thương của người dân Củ Chi trong chiến tranh.
- Không gian 3: thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh, Củ Chi bị biến thành vùng đất hoang tàn, chỉ còn trơ trọi xác xe tăng, máy bay… và lúc này quân dân Củ Chi đã chuyển xuống dưới lòng đất sinh sống.
Ngoài ra, tại khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi này, bạn còn được tham quan thêm hồ cảnh quan mô phỏng biển Đông, rừng gỗ quý 3 miền và cả ba mô hình kiến trúc thu nhỏ đại diện cho ba miền, đó là Chùa Một Cột (Hà Nội), Ngọ Môn (Huế) và Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh).
Thêm vào đó, khu vực này cũng là nơi du khách thường tham gia những hoạt động như: đạp xe quanh hồ, chụp ảnh lưu niệm, đạp vịt, chèo thuyền kayak, tắm hồ…, thậm chí là tổ chức dã ngoại, ăn uống…
Lưu ý là nếu bạn muốn tắm ở khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông thì hãy chịu khó đi bộ 15 phút để đến đây, và giá vé vào tắm là 20.000 đồng/người.
Khu bắn súng ở địa đạo Củ Chi
Hoạt động này được các bạn trẻ rất thích, bởi không chỉ được học cách tháo lắp súng mà còn được trổ tài bắn súng nữa đấy. Bạn có thể lựa chọn bắn súng ở trường bắn thể thao quốc phòng, sẽ có người hướng dẫn bạn cụ thể để thực hành bắn thử vào các bia hình thú.
Còn nếu đi theo nhóm đông và muốn chơi những trò chơi tập thể thì hãy lựa chọn bắn súng phun sơn, vừa thể hiện được khả năng đồng đội, khả năng phán đoán, tốc độ phản ứng mà lại nâng cao được sức khỏe.
À, nếu muốn bắn thì phải mua đạn nhé, giá đạn bắn súng ở địa đạo Củ Chi hiện nay là tính theo viên như sau:
Gợi ý địa điểm ăn uống ngon rẻ ở địa đạo Củ Chi
Ăn gì ở địa đạo Củ Chi? Ở trong khu di tích có một khu ẩm thực bán các đồ ăn vặt, nước uống, thức ăn nhanh nên nếu đói có thể ghé đến đây thưởng thức. Còn nếu không thì bạn có thể mang đồ ăn theo hoặc lựa chọn ăn bên ngoài cũng được. Ngoài ra trong khu vực đị đạo có bếp Hoàng Cầm, có sắn hấp, khoai nướng, bánh đa… toàn các món đặc sản của Củ Chi.
Kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi, trên đường đến địa đạo Củ Chi có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ngon nhé, thế nên nếu đi tự túc thì hãy tranh thủ ghé những quán sau nha:
- Bò tơ Xuân Đào: cách cầu vượt An Sương khoảng vài trăm mét thôi, rất rộng rãi, không gian thoáng đãng và rất dễ tìm. Đây là đặc sản của Sài Gòn, đồ ăn rất ngon, tẩm ướt vừa miệng, ăn một lần là nhớ mãi.
- Quán bò tơ Kim Dung: cũng rất ngon, cách địa đạo tầm 4 – 5km, giá cả phải chăng, ăn 4 – 5 người hết khoảng hơn 100.000 đồng/người.
- Bún giò heo Minh Quý: cách cầu vượt An Sương khoảng 7km, bên tay phải, quán rất đông khách và chỉ bán đến 9h là đóng cửa, nên phải đi sớm nhé.
- Chè Hóc Môn: đi qua khu vực thị trấn Hóc Môn thì tìm đến quán Cánh Đồng Hoang để thưởng thức món đặc sản tuyệt vời này.
Còn rất nhiều nhà hàng, quán ăn ngon ở dọc trục đường quốc lộ 22, quán nào cũng rất đông khách nên tùy sở thích mà bạn có thể ghé vào một trong số chúng, và món nên thử là bò luộc cuốn rau rừng, bò nướng mọi, cháo bò… (100.000 đồng – 150.000 đồng/người).
Gợi ý tour tham quan địa đạo Củ Chi uy tín, chất lượng
Đối với những du khách lần đầu đặt chân đến đây thì cách tốt nhất là nên đặt một tour địa đạo Củ Chi qua những đơn vị lữ hành uy tín.
Kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi, tour tham quan địa đạo Củ Chi được nhiều người lựa chọn nhất là tour Tour Tham Quan Địa Đạo Củ Chi Và Đồng Bằng Sông Cửu Long Bằng Xe Limousine, vừa kết hợp thăm địa đạo, vừa thăm đồng bằng sông Cửu Long, xuất phát từ Sài Gòn, trọn gói chỉ 1750.000 đồng/người
- => Đặt tour TẠI ĐÂY nhé.
Những lưu ý khi du lịch địa đạo Củ Chi
Để có chuyến tham quan địa đạo Củ Chi vui vẻ, thú vị nhất, thì dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ:
- Thời gian tham quan địa đạo Củ Chi cũng phải mất nửa ngày – cả ngày, bạn có thể đi về trong ngày được, hoặc nếu muốn nghỉ lại thì có thể thuê nhà nghỉ xung quanh đó, giá khoảng 150.000 – 300.000 đồng/đêm.
- Mua gì ở địa đạo Củ Chi? Nếu muốn mua quà lưu niệm về cho mọi người thì trong khu di tích địa đạo Củ Chi bạn sẽ dễ dàng tìm được những món đồ như: vỏ đạn, bật lửa, bút, đèn, đồ mây tre đan thủ công…
- Không có quy định về trang phục ở địa đạo Củ Chi, nhưng nên chọn quần áo gọn gàng, giày dép dễ đi lại và quần áo nên là đồ tối màu để tránh vất vả khi giặt tẩy.
- Bôi kem chống nắng, kem chống côn trùng vì dưới hầm sâu có khá nhiều muỗi.
- Đem theo nước uống và đồ ăn nhẹ nếu có thể bởi có thể sẽ phải di chuyển nhiều, rất dễ đói và khát.
Tham khảo thêm một số điểm đến hấp dẫn khác:
Trên đây là những kinh nghiệm đi địa đạo Củ Chi của chúng mình. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để biết cách khám phá khu di tích địa đạo Củ Chi một cách trọn vẹn nhất. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và nếu có thắc mắc gì, hãy để lại comment cho chúng mình giải đáp nhé.