Nếu ai yêu thích lịch sử Việt Nam chắc hẳn không thể nào quên được hình ảnh xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập – một trong những biểu tượng của chiến thắng, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Và cho đến ngày nay, Dinh Độc Lập đã trở thành một điểm tham quan lịch sử hấp dẫn bậc nhất đối với du khách mỗi khi ghé đến Sài Gòn. Vậy Dinh Độc Lập có gì, giá vé tham quan bao nhiêu, tất cả sẽ có trong những hướng dẫn tham quan Dinh Độc Lập dưới đây, cùng theo dõi nhé.
Hướng dẫn tham quan dinh Độc Lập, Sài Gòn
Thông tin lịch sử về Dinh Độc Lập
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ ở trung tâm thành phố Sài Gòn, có tên gọi là Dinh Norodom. Công trình này do thống đốc người Pháp tại miền Nam Việt Nam là La Grandière đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871. Về kể từ đó đến năm 1945, dinh thự này được sử dụng làm nơi ở và làm việc của thống đống Pháp trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.
Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Ðông Dương, biến Dinh Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9/1945, sau khi thất bại ở chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam Bộ và tiếp tục sử dụng Dinh Norodom là trụ sở làm việc của họ.
Ngày 07/5/1954, Pháp thất bại trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Sau đó Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền Nam Việt Nam, và lúc này đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền Bắc – Nam.
Ngày 07/9/1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại tướng Paul Ely với đại diện chính quyền Sài Gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Lúc này Ngô Ðình Diệm đã đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc Lập. Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa và lên làm Tổng thống. Từ đó Dinh Ðộc Lập trở thành nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm. Do chế độ độc tài, dồn ép dân chúng nên Ngô Đình Diệm đã gây ra nhiều phẫn uất trong nhân dân cũng như sự bất bình trong nội các chính quyền Sài Gòn.
Ngày 27/02/1962, Dinh Độc Lập bị đánh bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của Dinh. Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 02/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 30/4/1975, xe tăng của của quân đội nhân dân việt Nam húc đổ cổng Dinh, và khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phấp phới trên nóc Dinh, ấy cũng là lúc miền Nam được giải phóng, hai miền Nam Bắc thống nhất về một nhà, chấm dứt hơn một trăm năm đấu tranh chống quân xâm lược.
Với lịch sử oai hùng và lẫm liệt đó, Dinh Độc Lập đã trở thành một di tích quốc gia vô cùng đặc biệt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm và cũng nơi tiếp khách, hội họp quan trọng của các cấp lãnh thành phố và trung ương. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, Dinh Độc Lập vẫn sừng sững ở đó với vẻ đẹp cổ kính và ẩn chứa biết bao bí mật, là một phần không thể thiếu khi nhắc đến cái tên Sài Gòn.
Dinh Độc Lập ở đâu, đường đi thế nào?
Địa chỉ Dinh Độc Lập:
- 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
- 106 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
Dinh Độc Lập ở Sài Gòn còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Dinh Thống Nhất, Dinh Thống Đốc, Dinh Norodom… Dinh nằm tọa lạc ở vị trí trung tâm quận 1, mặt chính nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt sau là đường Huyền Trân Công Chúa, mặt trái là đường Nguyễn Thị Minh Khai còn mặt phải là đường Nguyễn Du.
Cách di chuyển đến Dinh Độc Lập Sài Gòn rất dễ, nếu có phương tiện cá nhân bạn chỉ cần lên Google Maps search tên dinh là sẽ có chỉ dẫn chi tiết. Kinh nghiệm tham quan Dinh Độc Lập, bạn có thể gửi xe ở đường Huyền Trân Công Chúa hoặc gửi xe trong công viên Tao Đàn.
Còn nếu muốn đi bằng xe buýt thì dưới đây là một số tuyến xe buýt đi qua Dinh Độc Lập:
- Tuyến 001 (Bến Thành – BX Chợ Lớn)
- Tuyến 002 (Bến Thành – BX Miền Tây)
- Tuyến 03 (Bến Thành – Thạnh Lộc)
- Tuyến 04 (Bến Thành – Công Hòa – BX An Sương)
- Tuyến 05 (BX Chợ Lớn – Biên Hòa)
Dinh Độc Lập tiếng Anh là gì?
Dinh Độc Lập có tên tiếng Anh là Independence Palace.
Giá vé tham quan Dinh Độc Lập 2024
Dinh Độc Lập Sài Gòn có bán vé tham quan không? Dinh Độc Lập Sài Gòn có thu phí tham quan, và giá vé Dinh Độc Lập 2024 hiện nay là:
Vé tham quan Dinh:
- Người lớn: 40.000đ/ người
- Sinh viên: 20.000đ/người
- Trẻ em: 10.000đ/người
Vé tham quan Dinh + nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”:
- Người lớn: 65.000đ/người
- Sinh viên: 45.000đ/người
- Trẻ em: 15.000đ/người
Giờ mở cửa Dinh Độc Lập là lúc nào?
Thời gian mở cửa Dinh Lộc Lập được quy định như sau:
- Giờ tham quan: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 17h00
- Giờ bán vé: sáng từ 7h30 đến 11h00, chiều từ 13h00 đến 16h00
Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ban quản lý Dinh Độc Lập đã cho thay đổi thời gian tham quan và bán vé tạm thời như sau:
Kiến trúc Dinh Độc Lập có gì đặc biệt?
Dinh Ðộc Lập là công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Khi thiết kế dinh thự này, ông đã muốn tạo ra một công trình có ý nghĩa văn hóa nên tất cả nội thất cho đến tiền điện bên ngoài đều mang đậm những nét cổ truyền, nghi lễ phương Đông và xen lẫn vào đó là một chút lối kiến trúc hiện đại.
Đặc biệt nếu để ý, kiến trúc Dinh Độc Lập đều có dụ ý được mô phỏng theo những chữ Hán Việt tốt đẹp như sau:
- Toàn thể bình diện của Dinh có hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn;
- Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
- Chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
- Mái hiên lẩu tứ phương có những nét gạch ngang tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), ý chỉ con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ.
- Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
- Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Kiến trúc của Dinh Độc Lập còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mô phỏng những đốt trúc thanh tao bao quanh tầng 2, vừa làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng thu hút ánh sáng mặt trời lọt vào. Còn ở bên trong Dinh, tất cả các đường nét đều dùng đường sổ thẳng, mô phỏng cho câu “chính đại quang minh” làm gốc.
Ở khu vực sân trước của Dinh Độc Lập có một thảm cỏ oval xanh ngát đường kính 102m, thêm vào đó là một hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo chiều ngang của sảnh. Trong hồ có trồng hoa sen và súng, mang lại cảm giác hệt như những ngôi chùa của kính của Việt Nam.
Khu nhà chính của Dinh Độc Lập có hình chữ T, diện tích 4500m2 và cao 26m2, từng là nơi làm việt của các Tổng thống Việt Nam cộng hòa. Khu này có 3 tầng, 2 gác, 1 sân thượng, 1 tầng nên và tầng hầm, chia làm 95 phòng tất cả. Sau năm 1975, một số phòng được tiếp tục sử dụng, còn lại là để phục vụ khách tham quan.
Đặcb iệt, ở khu nhà trên phía giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, xung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Bên trong dinh độc lập có gì khám phá?
Có gì ở Dinh Độc Lập? Dinh Độc Lập có tổng diện tích khuôn viên rộng 120.000 m2, và khi đến tham quan Dinh Độc Lập bạn sẽ được tìm hiểu về những lối kiến trúc độc đáo những như tham quan các khu trưng bày có những hiện vật giá trị bên trong.
- Khu cố định Dinh Độc Lập Sài Gòn: có hơn 100 căn phòng được trang trí theo từng phong cách khác nhau, gồm phòng làm việc của Tổng – Phó tổng thống, phòng đại yên, phòng nội các, phòng úy nhiệm thư, phòng trình quốc thư, phòng ngủ của gia đình tổng thống…
- Khu chuyên đề Dinh Độc Lập Sài Gòn: trưng bày các chuyên đề nổi tiếng như: Hiệp định Paris, chiến dịch Hồ Chí Minh qua tài liệu dự trữ; Đường Hồ Chí Minh qua các tài liệu của chính quyền Sài Gòn; các cuộc triển lãm ảnh,…
- Khu trưng bày “từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”: mô phỏng lại quá trình hình thành, xây dựng, những cột mốc quan trọng diễn ra ở Dinh.
- Khu bổ sung Dinh Độc Lập Sài Gòn: trưng bày ảnh được tìm thấy và sưu tập sau này, đó là những bức ảnh do người dân lưu giữ từ các thời kháng chiến đến khi độc lập.
- Những hiện vật lịch sử có giá trị trong Dinh Độc Lập: chiếc trực thăng UH-1 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, hai quả bom do phi công Nguyễn Thành Trung ném nổ, xe Mercedes Benz 200 W110 mang biển số VN-13-78 của Đức, xe Jeep M152A2 dùng để chở vị Tổng thống Dương Văn Minh… và các hiện vậy khác như xe tăng 390, xe tăng 843, máy bay chiến đấu F5E…
- Các tác phẩm nghệ thuật nổi bật: Bức tranh sơn dầu miêu tả khung cảnh làng quê Việt Nam của Ngô Viết Thụ, bức tranh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh,…
Đến tham quan Dinh Độc Lập, ngoài hình thức tự do trải nghiệm, bạn còn có thể lựa chọn tham quan Dinh Độc Lập bằng xe điện (10 phút), hoặc thuê hướng dẫn viên dưới thiệu nếu đi theo đồng đông, hay sử dụng tai nghe thuyết minh tự động (đối với du khách nước ngoài)…
Để giúp bạn tham quan khám phá nơi này thuận lợi hơn, thì dưới đây là sơ đồ, bản đồ Dinh Độc Lập:
Các điểm tham quan gần Dinh Độc Lập
Dự kiến thời gian để bạn khám phá hết Dinh Độc Lập là khoảng 2 giờ đồng hồ. Chính vì vậy nên kết hợp tham quan thêm một số địa điểm tham quan gần Dinh Độc Lập khác như:
- Chợ Bến Thành (750m)
- Nhà thờ Đức Bà (400m)
- Tòa nhà Bitexco Financial Tower (1,5km)
- Công viên Tao Đàn (950m)
- Công viên 23/9 (1,6km)
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ (1,1km)
- Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh (350m)
- Bảo tàng chứng tích chiến tranh (650m)
Các nhà nghỉ, khách sạn gần Dinh Độc Lập
Nếu muốn tìm khách sạn gần Dinh Độc Lập thì bạn hãy di chuyển tới đường Cách mạng tháng Tám hoặc khu vực gần đường Lý Tự Trọng thì sẽ có rất nhiều. Gợi ý cho bạn một số nhà nghỉ, khách sạn gần Dinh Độc Lập tốt nhất:
- Khách Sạn Akoya: ở 88 Lý Tự Trọng, cách Dinh Độc Lập 390m, phòng ốc sang trọng sạch sẽ, giá từ 400.000 đồng trở lên. Xem chi tiết hình ảnh, phòng ốc: TẠI ĐÂY
- Khách sạn GK Central: ở 92 – 94 Lý Tự Trọng, cách Dinh Độc Lập 380m, không gian đẹp, ăn sáng ngon, giá từ 600.000 đồng trở lên. Xem chi tiết hình ảnh, phòng ốc: TẠI ĐÂY
- Harmony Saigon Hotel & Spa ở 34 Đường Bùi Thị Xuân, cách Dinh Độc Lập 750m, khách sạn sang chảnh, có hồ bơi, view đẹp, giá từ 730.000 đồng trở lên. Xem chi tiết hình ảnh, phòng ốc: TẠI ĐÂY
- Nhà nghỉ Lela Sài Gòn ở 26 Lý Tự Trọng, cách Dinh Độc Lập 630m, phòng dễ thương, chủ nhà nhiệt tình, giá 360.000 đồng lên. Xem chi tiết hình ảnh, phòng ốc: TẠI ĐÂY
- Fusion Suites Saigon ở 3 – 5 Sương Nguyệt Anh, cách Dinh Độc Lập 760m, khách sạn cực sang trọng, từ view, không gian nội thất đều rất đẹp, giá từ 1.300.000 đồng trở lên. Xem chi tiết hình ảnh, phòng ốc: TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi tham quan Dinh Độc Lập Sài Gòn
Vì Dinh Độc Lập là nơi mang dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc, nên khi tham quan dinh Độc Lập bạn cần phải lưu ý tuân thủ một số quy định như sau:
- Không mang nhiều hành lý, không mang đồ ăn thức uống vào trong khu tham quan.
- Không đem theo vũ khí và các vật liệu, các chất dễ gây cháy nổ bên người.
- Ăn mặc lịch sự, không mặc những loại trang phục quá ngắn hoặc quá hở hang.
- Tuân thủ theo sự hướng dẫn của bảo vệ và các biển báo trong quá trình tham quan.
- Nếu có tổn thất nào xảy ra cho di tích, khách tham quan sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
Tham khảo thêm một số bài viết khác:
Trên đây là những hướng dẫn tham quan Dinh Độc Lập Sài Gòn của chúng mình. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để khám phá Dinh Độc Lập một cách trọn vẹn nhất. Có thể nói Dinh Độc Lập không chỉ là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh mà còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung, vì vậy đặt chân đến tham quan Dinh Độc Lập chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất đối với bất cứ du khách nào.