• Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua footer

Logo hướng dẫn du lịch Hà Nội 2020

Hướng dẫn du lịch Hà Nội với những trải nghiệm đầy đủ nhất

  • Xem gì, làm gì
    • Kiến trúc
    • Lịch sử
    • Giải trí, vui chơi
    • Văn hoá
    • Địa điểm lân cận
  • Ăn uống
    • Quán cafe ngon, view đẹp
    • Ẩm thực địa phương
  • Mua sắm
    • Trung tâm thương mại
    • Quà tặng mang về
  • Khách sạn
    • Khách sạn giá rẻ
  • Thông tin cần biết
  • Gợi ý
  • Khuyến mại
  • Tìm kiếm
  • Xem gì, làm gì
    • Kiến trúc
    • Lịch sử
    • Giải trí, vui chơi
    • Văn hoá
    • Địa điểm lân cận
  • Ăn uống
    • Quán cafe ngon, view đẹp
    • Ẩm thực địa phương
  • Mua sắm
    • Trung tâm thương mại
    • Quà tặng mang về
  • Khách sạn
    • Khách sạn giá rẻ
  • Thông tin cần biết
  • Gợi ý
  • Khuyến mại
  • Tìm kiếm

Các di tích lịch sử ở Hà Nội

Hãy theo chân Dulichlive khám phá những di tích lịch sử ở Hà Nội nổi bật nhất, là minh chứng cho những giá trị lịch sử – văn hóa vượt thời gian của vùng đất kinh kỳ này.

Các di tích lịch sử nổi bật nhất có thể kể đến: chùa Một Cột, văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác, nhà tù hỏa Lò, bảo tàng dân tộc học Việt Nam, phố cổ Hà Nội…

Khuyến nghị bởi biên tập viên:

  • Kinh nghiệm khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám, điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội
  • Kinh nghiệm đi Lăng Bác lần đầu thông thạo như dân thủ đô
Du lịch Hà Nội / Lưu trữ choXem gì, làm gì ở Hà Nội / Di tích lịch sử ở Hà Nội

Kinh nghiệm khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám, điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội

Cập nhật gần nhất: 20 Tháng Chín, 2022

Nếu bạn đã lựa chọn Hà Nội là điểm đến cùng gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ sắp tới thì địa điểm du lịch bạn không nên bỏ lỡ khi đến với thủ đô Văn Hiến chính là Văn Miếu Quốc Tử Giám – Ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Hãy cùng chúng mình khám phá Văn miếu Quốc Tử Giám để hiểu hơn về công trình kiến trúc đặc biệt này.

Kinh nghiệm khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khái quát lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai? Văn Miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Được khởi công xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông và Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Nơi đây được coi là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam dưới thời nhà Lý là một trong giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại phong kiến nước ta được biệt là thời vua Lý Nhân Tông.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đâu?
Khung cảnh quần thể di tích Văn Miếu từ trên cao nhìn xuống

Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076 và chủ yếu dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Du lịch Hà Nội nên đi đâu chơi?
Khung cảnh thiên nhiên trong Văn Miếu

Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám có bao nhiêu bia?
Khung cảnh hồ Thiên Quang trong Văn Miếu

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Bia tiến sĩ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám có bao nhiêu bia tiến sĩ? Qua những năm tháng lịch sử thăng trầm của chiến tranh, bia tiến sĩ hiện nay chỉ còn lại 82 bia và được đặt xung quanh hồ Thiên Quang.

Địa chỉ, giá vé vào cửa Văn Miếu Quốc Tử Giám thế nào?

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đường nào? Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội nằm ở khu vực Quận Đống Đa ngay giữa 4 khu phố chính gồm phía Nam (cổng chính) là phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội
Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở 4 mặt đường chính của Hà Nội

Địa chỉ cụ thể Văn Miếu nằm ở số 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám bao nhiêu? Khách du lịch trong và ngoài nước cùng với người dân thủ đô khi tham quan Văn miếu đều phải mua vé vào cổng. Bạn có thể tham khảo mức giá vé vào cửa dưới đây.

  • Người lớn: 30.000 VND/ vé
  • Người khuyết tật đặc biệt nặng và Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí vé
  • Người già trên 60 tuổi, học sinh sinh viên, người khuyết tật nặng, người các tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa: Giảm 50% giá vé (15.000 VND)
Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám là gì?
Văn Miếu Quốc Tử Giám về đêm đẹp lung linh huyền diệu

Khung giờ mở cửa đón khách ở Văn Miếu Quốc Tử Giám:

  • Vào mùa nóng (từ ngày 15/4 đến 15/10): Từ 7h30 đến 17h30.
  • Vào mùa lạnh (từ ngày 16/10 đến 14/4): Từ 8h00 đến 17h00.

Hướng dẫn di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ở Hà Nội việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân là cách nhanh nhất để bạn đến những địa điểm du lịch trong nội thành. Đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng cách nào? Tính xuất phát điểm từ Hồ Hoàn Kiếm, các bạn di chuyển theo hướng đường Lê Thái Tổ rẽ phải vào đường Tràng Thi đi về hướng phía cửa Nam của thành phố.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp đến Văn Miếu

Đến phố Nguyễn Khuyến bạn đi thẳng đến đường Văn Miếu là tới cổng chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Nếu bạn là người ở các tỉnh khác đến thủ đô, bạn cần lưu ý trong nội thành Hà Nội có rất nhiều đường một chiều, đặc biệt là ku vực xung quanh Văn Miếu, chính bởi vậy, bạn nên nhớ tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ tránh gặp những trường hợp không hay sẽ xảy ra.

Đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng phương tiện công cộng

Văn Miếu Quốc Tử Giám ngày nay đã bị thu hẹp nhiều so với cách đây 10 thế kỷ. Khu di tích cũng bị cắt xẻ bởi những con đường nhưng nhìn chung vẫn giữ được những nét cổ kính.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội
Lựa chọn phương tiện công cộng để di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Các tuyến phố xung quanh Văn Miếu thường là các cung đường một chiều vì thế nếu bạn không thông thạo đường phố Hà Nội thì bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Cụ thể bạn có thể đi xe bus các tuyến xung quanh Văn Miếu như các tuyến sau:

  • Tuyến 02: Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa
  • Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 38: Nam Thăng Long – Mai Động
  • Tuyến 41: Nghi Tàm – BX Giáp Bát

Khám phá nét nổi bật trong di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu đây là lần đầu bạn đến Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội thì chúng mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quần thể di tích quốc gia này. Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm trên diện tích 54.331 m2 bao gồm tổng 5 khu chính được xây dựng ngăn cách bằng tường gạch và các cổng.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở Quận nào?
Sơ đồ 5 khu Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì? Đây là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta thể hiện sự hiếu học của người Việt từ thời phong Kiến.

Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Bốn mặt đều là phố, cổng chính phía Nam là phố Quốc Tử Giám.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội
Hồ Văn Chương là cho các sĩ tử bình thơ, ôn thi trước kia

Trước mặt Văn Miếu là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đường nào?
Văn Miếu Môn là cửa chính nằm phía mặt đường Quốc Tử Giám

Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì?
Đại Trung Môn ở văn Miếu Quốc Tử Giám

Rời Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các, bạn sẽ thấy được nét đẹp kiến trúc cổ xưa rõ ràng của thời Lý – Trần. Nét nổi bật trong kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là Khuê Văn Cát một công trình kiến trúc tiêu biểu cho văn chương và giáo dục Việt Nam thời phong kiến.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám nên làm gì?
Khuê Văn Các là nơi mang đậm nét kiến trúc cổ xưa thời Lý

Theo quan niệm của người xưa, kiến trúc của Khuê Văn Các được xây dựng theo thuyết âm dương. Nó gồm 4 trụ gạch vuông kích thước khoảng 85cm x 85cm bên dưới đỡ tầng gác phía trên có những kết cấu gỗ rất đẹp.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Du lịch Hà Nội nên đi đâu chơi?
Hồ Thiền Quang xây dựng theo kiểu hình vuông tượng trưng cho mặt đất

Tầng trên có 4 cửa hình tròn tượng trưng ngôi sao khuê trên bầu trời, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng.

Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 gác mái là một lầu vuông tám mái. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội
bốn ô cửa trên gác lầu Khuê Văn Các thể hiện hình ảnh mặt trời chiếu sáng

Theo Kinh dịch thì những con số 1, 3, 5, 7, 9 thuộc về dương, Khuê Văn Các có số 9, tức là số cực dương, tượng trưng cho mặt trời. Hình ảnh của Khuê Văn Các của Văn Miếu Quốc Tử Giám được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Khu thứ ba gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh nghĩa là giếng soi ánh mặt trời được xây dựng theo kiểu hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì? Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ được lập từ năm 1442 đến 1779, các tấm bia đều được làm bằng đá khắc tên các vị trạng nguyên, bản nhãn, Thám Hoa, Tiến sĩ, Hoàng Giáp được đặt trên những con rùa đá lớn.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu Hà Nội?
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu được xếp vào di tích cấp Quốc Gia

Người xưa quan niệm rằng, các sĩ tử khi đến đây dâng hương Thầy Chu Văn An và các vị vua và sờ đầu rùa đá sẽ gặp nhiều điều may mắn trong thi cử, đỗ đạt cao.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những nét văn hóa và kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám thì đừng quên đến khu thứ tư của Văn Miếu cũng chính là khu trung tâm của quần thể di tích. Nơi đây gồm hai công trình lớn với bố cục song song được nối tiếp với nhau là tòa Bái Đường và bên trong là Thượng Cung.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ ai?
Khu Thái Học là nơi thờ tự thân mẫu Khổng Tử

Khu cuối cùng là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Tuy nhiên khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội
Điện thờ Khổng Tử tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trong khu thứ năm này còn có nhà Tiền Đường – Hậu Đường, chính là nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

Một số kinh nghiệm khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Để giúp bạn có chuyến trải nghiệm vui vẻ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám và không vi phạm những nội quy của Văn Miếu. Dưới đây sẽ là một số những kinh nghiệm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám của chúng mình dành cho các bạn.

Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Quốc Tử Giám có bao nhiêu bia tiến sĩ?
Nhiều bạn trẻ lựa chọn Văn Miếu Quốc Tử Giám làm nơi chụp hình kỷ yếu đánh dấu kỉ niệm tuổi học trò
  • Nên tôn trọng, chấp hành các quy định của đơn vị quản lý khu di tích. Không xâm hại đến di vật, cảnh quan di tích, không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ…
  • Du lịch Văn miếu Quốc Tử Giám nên mặc gì hợp? Đến khu di tích lịch sử như Văn Miếu Quốc Tử Giám trang phục cần lịch sự, không nên mặc váy quá ngắn, trang phục hở hang, trang phục trong nhà. Không đội mũ, hút thuốc trong lúc dâng hương.
  • Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương, dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.
  • Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường trong và xung quanh Văn Miếu. Không trèo tường, trèo cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên thảm cỏ, câu cá, bơi lội, vứt rác bừa bãi.
  • Không mang chất nổ, chất kích thích vào trong khu di tích.
  • Gửi xe đúng nơi quy định của Văn Miếu, tự bảo quản đồ đạc tư trang cá nhân tránh mất cắp
  • Các hoạt động quay phim tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.
  • Nếu bạn là sinh viên, học sinh Việt Nam, bạn nên cầm theo thẻ học sinh sinh viên để được hỗ trợ giảm giá vé vào cổng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trở thành một minh chứng lịch sử không chỉ của thủ đô mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc về một sự hiếu học của con người Việt Nam. Hãy cùng bạn bè và người thân yêu khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám và tìm hiểu những điều tuyệt vời ở di tích lịch sử khi đến du lịch Hà Nội bạn nhé!

Chuyên mục: Di tích lịch sử ở Hà Nội

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột 2023: địa chỉ, đường đi & giá vé

Cập nhật gần nhất: 3 Tháng Một, 2023

Hà Nội không chỉ nổi danh 36 phố phường mà còn là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử ngàn năm văn hiến, trong số đó là không thể quên kể đến Chùa Một Cột. Bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn tham quan chùa Một Cột cho những bạn lần đầu khi đến tham quan di tích lịch sử của thủ đô.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội 2023

Khái quát lịch sử chùa Một Cột

Chùa Một Cột có tên gọi khác là gì? Chùa Một Cột còn được biết đến là chùa Diên Hựu Tự và Liên Hoa Đài nằm giữa ở trung tâm thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng dưới triều vua Lý Thái Tông vào mùa đông tháng 10 ( âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột ở đâu?
Hình ảnh chùa Một Cột lúc chưa được tu sửa

Theo sách Thăng Long cổ tích khảo xa xưa, Vua Lý Nhân Tông tuổi đã cao mà chưa có Thái Tử nối nghiệp nên ngài thường đến chùa để cầu trời khấn Phật.

Trong một giấc chiêm bao, nhà vua mơ thấy đức Phật Quan Thế Âm hiện lên trên tòa sen vàng mời đến thôn Nhất Trụ, trên tay ẵm một Tiên Đồng ban tặng cho nhà vua.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột có tên gọi khác là gì?
Khung cảnh Chùa một Cột hiện nay đã được nhà nước cho tu sửa theo nguyên mẫu

Ít lâu sau vua Lý Thái Tông có tin vui, Hoàng Hậu hạ sinh được con trai. Để cảm tạ trời Phật đã ban tặng cho vua đứa con trai, ngài cho xây dựng một ngôi chùa có dáng dấp giống như trong giấc mơ để thờ Đức Phật Bà Quan Thế Âm.

Nhà sư Thiên Tuệ khuyên nhà vua xây dựng một ngôi chùa trên cột đá ở giữa hổ Linh Chiểu mang dáng bông sen nở nên gọi là “Liên Hoa Đài” trong chùa thờ pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tác ngồi trên tòa sen như nhà vua đã gặp trong mộng.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội
Người dân đến hành hương ở chùa Một Cột vào ngày rằm

Chùa Một Cột Hà Nội có ý nghĩa là gì? Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa tung kinh, niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu nên gọi là chùa Diên Hựu mang ý nghĩa “phúc lành dài lâu”.

Đến đời vua Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc quả chuông đồng lớn nặng 1 vạn 2 nghìn cân để treo ở chùa, quả chuông được đặt tên “Giác thế chung” có nghĩa là “Chuông thức tỉnh mọi người”.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột nằm Quận nào?
Bên ngoài cổng chùa Một Cột

Tuy nhiên, vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu, bỏ ở ruộng rùa của chùa, nên có tên là chuông Quy Điền.

Chuông này là một trong “tứ đại khí” của nước Nam. Năm 1426, khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây ở thành Đông Quan nay là Hà Nội, trong tình trạng thiếu thốn quân dụng, tướng nhà Minh Vương Thông bèn sai người đem phá quả chuông Quy Điền để lấy đồng đúc vũ khí.

Đến thời nhà Trần năm 1249 nhà vua cho tu sửa lại ngôi chùa trên chính nền cũ. Vào thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Du lịch Hà Nội nên đi đâu chơi?
Khu chùa Diên Hưu Tự nằm trong khu di tích chùa Một Cột

Sau nhiều thăng trầm trong lịch sử đất nước, ngôi chùa đã bị tàn phá đi nhiều, Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840 -1850 và vào năm 1922.

Đài Liên Hoa hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn nổ sập bởi toán lính công giáo của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội
Kiến trúc mái chùa Lưỡng long chầu nguyệt

Kiến trúc của chùa Một Cột về cơ bản gần giống với nguyên mẫu, song nó vẫn được coi là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội mà bạn nên ghé đến một lần nếu có dịp đến Thủ đô.

Chùa Một Cột nằm ở đâu? Địa chỉ, hướng dẫn đi lại, giá vé vào cửa

Chùa Một Cột nằm ở Quận nào? Chùa Liên Hoa Đài thuộc Quận Ba Đình, là một trong những quận lớn ở trung tâm thành phố gần với các khu di tích lịch sử độc đáo của Hà Nội như Lăng Bác, Quảng Trường Ba Đình, Hoàng Thành Thăng Long…

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Địa điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội
Bản đồ hướng dẫn đường đến chùa Một Cột

Chùa nằm trên con phố cùng tên, vì thế bạn có thể di chuyển đến chùa bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng của thành phố.

Địa chỉ Chùa Một Cột: Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Đối với các bạn lựa chọn phương tiện cá nhân để đi du lịch chùa Một Cột, tính từ Hồ Gươm bạn đi thẳng trên con đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải đi thẳng đường Tràng Thi nối tiếp đường Điện Biên Phủ rẽ sang đường Lê Hồng Phong. Đến phố Ông Ích Khiêm bạn rẽ phải đi thẳng là đến chùa Một Cột.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Đến Hà Nội nên đi chơi ở đâu?
Lựa chọn xe bus di chuyển đến Chùa Một Cột

Kinh nghiệm đi chùa Một Cột, xung quanh chùa Liên Hoa Đài có nhiều đường một chiều vì thế bạn nên tuân thủ đúng luật lễ giao thông để tránh gặp những trường hợp xấu xảy ra bạn nhé.

Với những bạn lựa chọn xe bus đi chùa Một Cột Hà Nội, bạn có thể lựa chọn những các tuyến xe buýt có điểm dừng xung quanh ngôi chùa như:

  • Tuyến 18A: Đại Học Kinh tế Quốc Dân
  • Tuyến 09: Bờ Hồ – Bờ Hồ
  • Tuyến 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát
  • Tuyến 22A: BX. Gia Lâm –  Kim Mã
  • Tuyến 14: Bờ Hồ – Cổ Nhuế
  • Tuyến 45: Times City – BX Nam Thăng Long
  • Tuyến 50: Long Biên – Khu đô thị Vân Canh

Đối với du khách trong nước và người dân thủ đô đến hành hương cầu an đều được miễn phí hoàn toàn giá vé vào cửa. Những khách du lịch nước ngoài, mức phí phải trả để vào tham quan là 25.000 VND/ vé.

Thời gian tham quan chùa Một Cột từ 7h đến 18h, thời lượng tham quan là 1h đến 3h. Vào những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm, nơi đây còn tổ chức các lễ cúng của Phật tử và người dân đến dâng hương.

Kiến trúc chùa Một Cột có gì đặc biệt?

Điều mà khiến cho ngôi chùa trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của người dân thủ đô chính bởi lối kiến trúc chùa Một Cột độc đáo của ngôi chùa và tuổi đời ngàn năm của nó.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột có từ thời nào?
Cổng Tam Quan của chùa mới được xây dựng trong nhũng năm gần đây

Quần thể kiến trúc Chùa Một Cột bao gồm các công trình nhỏ khác nhau xen lẫn trong khuôn viên của chùa. Trước khi đặt chân vào trong ngôi chùa, bạn sẽ nhìn thấy Cổng Tam Quan.

Đây là công trình mới được xây dựng mở rộng trong vài năm trở lại đây nhằm mục đích thờ cúng trong các ngày rằm hàng tháng, lễ tết để người dân có nơi dâng hương, cầu tự.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội
Liên Hoa Đài là nơi kết tinh giữa kiến trúc và nghệ thuật thời nhà Lý

Chùa Một Cột Hà Nội có những gì? Khi Liên Hoa Đài chính là điểm nhấn độc đáo nhất của cả quần thể di tích chùa. Với diện tích chỉ khoảng 3m x 3m, được xây dựng trên một cột đá lớn đặt tại giữa hồ sen. Kết cấu gỗ, mái lợp ngói, bốn góc được uốn cong và phía trên có Lưỡng Long Chầu Nguyệt.

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột Thờ ai?
Bậc thang lên Đài Liên Hoa còn được giữ nguyên vẻ cổ kính

Ao hình vuông ở phía dưới biểu tượng cho đất, ngôi chùa trông như một bông sen lớn ý nghĩa cao cả lòng nhân ái. Đây được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất do Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á vào năm 2012.

Lối dẫn vào chùa Một Cột để thắp hương lễ Phật là một cầu thang nhỏ bằng gạch, gồm 13 bậc thang rộng 1,4m và hai bên có thành tường xây gạch với bia đá giới thiệu về lịch sử của chùa. Những bậc thang lên chùa được xây dựng từ rất lâu nên còn giữ được nguyên vẻ cổ kính của phong cách kiến trú thời nhà Lý.

Bên trong chùa thờ tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm đang ngồi trên một bông sen bằng gỗ được sơn son thếp vàng và nằm ở vị trí cao nhất trong Liên Hoa Đài.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột có ý nghĩa gì?
Gian thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên đài sen

Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát gợi nhớ đến giấc mơ của vua Lý dẫn đến quyết định cho xây dựng ngôi chùa độc đáo này.

Người xưa đến nay truyền tai nhau rằng, nếu vợ chồng đến đây cầu nguyện thì sẽ được ban cho hôn nhân hạnh phúc, con cái mạnh khỏe gia đình yên ấm.

Phía sau ngôi chùa cổ kính còn có cây Bồ Đề nổi tiếng do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ vào năm 1958.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Chùa Một Cột có tên gọi khác là gì?
Khu vực trồng cây Bồ Đề của Tổng thống Ấn Độ tặng

Cách ngôi chùa Một Cột khoảng 10 mét về phía Tây Nam chính là chùa Diên Hựu Tự được xây dựng trên mảnh đất ruộng Quy Điền thời xưa.

Đi qua cổng là lối đi dẫn ra khoảng sân rộng của chùa. Đây là nơi thờ tự của nhà Tiền Đường, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu theo kiến trúc 5 gian giống các ngôi chùa cổ truyền thống của Việt Nam.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Du Lịch Hà Nội nên đi đâu chơi?
Chùa Một Cột được coi là biểu tượng linh thiêng của Phật Giáo ở Hà Nội

Qua nhiều biến cố lịch sử, chùa cũng được trùng tu lại nhiều lần, các đồ vật cổ thời xưa đã bị thất lạc mất trong thời kỳ chiến tranh.

Hiện nay chỉ còn lại chiếc chuông đồng được đúc từ thời nhà Nguyễn treo trên cổng chính của chùa với 33 tấm bia công đức được xây dựng cùng 40 pho tượng bà nhiều đại tự cửa võng, câu đối.

Một số kinh nghiệm tham quan chùa Một Cột 

Theo Kinh nghiệm du lịch Hà Nội của chúng mình để giúp cho những bạn lần đầu tham quan Chùa Một Cột dưới đây sẽ là một số những lưu ý hữu ích dành cho các bạn trước khi tới nơi đây.

Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột Hà Nội. Địa điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội
Chùa Một Cột là địa điểm check -in siêu đẹp ở Hà Nội
  • Chùa là nơi thanh tịnh, thờ cúng, chính vì thế bạn nên lựa chọn những trang phục lịch sự, sạch sẽ, nói năng nhẹ nhàng khi đến chùa tham quan.
  • Tuân thủ đúng những quy định đề ra của ban quản lý chùa, không bứt cây, bẻ cành trong chùa.
  • Không tổ chức buôn bán, mê tín trong chùa.
  • Thắp hương đúng nơi quy định, không thả tiền vào hồ sen, để rác đúng nơi quy định.
  • Tuân thủ đúng thời gian gia hạn lễ tạ ở chùa.

Tham khảo thêm bài viết ở dưới đây để có chuyến trải nhiệm thú vị ở Hà Nội.

  • Kinh nghiệm khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám, điểm du lịch độc đáo ở Hà Nội

Nếu có dịp đến Hà Nội trong thời gian tới, bạn hãy dành một khoảng thời gian cùng gia đình và bạn bè đến tham quan chùa Một Cột Hà Nội để có thể hiểu hơn về lịch sử đất nước xưa kia cũng như chiêm ngưỡng được nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa nghìn năm tuổi này.

Chuyên mục: Di tích lịch sử ở Hà Nội

Review Hoàng thành Thăng Long: giá vé, cấu trúc, giờ mở cửa v.v

Cập nhật gần nhất: 19 Tháng Một, 2022

Hoàng thành Thăng Long là một nơi hiếm hoi của thủ đô trái ngược hoàn toàn với cuộc sống hối hả, xô bồ của phố xá. Mang trong mình một vẻ đẹp trầm lặng và lưu giữ những giá trị văn hóa của hàng ngàn năm lịch sử, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hoàng thành Thăng có gì đặc biệt? Hãy cùng tham khảo những review Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội của chúng mình dưới đây để giải đáp câu hỏi này.

Review hoàng thành Thăng Long

Review Hoàng Thành Thăng Long, Hoàng Thành Thăng Long có gì?
Cửa chính của Hoàng thành Thăng Long

Thông tin về hoàng thành thăng long

Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng năm nào? Công trình này được xây dựng từ thế kỷ VII, dười triều Đinh – Tiền Lê. Đây được biết đến là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê suốt 13 thế kỷ, là nơi chưa đựng những văn hóa, phong tục tập quán qua nhiều thời kỳ. Thế nên không có gì quá ngạc nhiên khi ngày nay, tham quan Hoàng thành Thăng Long luôn là điều mà du khách nào cũng muốn làm mỗi khi ghé đến Hà Nội.

Lịch sử của Hoàng thành Thăng Long

Để nói về lịch sử của Hoàng thành Thăng Long thì phải nhắc tới chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm 1010. Sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã gấp rút cho xây dựng Kinh thành Thăng Long và hoàn thành nó vào năm 1011.

Sau đó nhà Trần lên ngôi và đã tiếp quản Hoàng thành Thăng Long, rồi tiếp tục xây dựng, tu bổ các công trình mới. Sang đến nhà Lê Sơ, khu Hoàng thành này cũng được xây đắp và mở rộng thêm ra. Tuy nhiên từ năm 1516 đến 1788, thời nhà Mạc và Lê suy thoái, Hoàng thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần.

Dấu ấn quan trọng là năm 1789, vua Quang Trung rời đô về Phú Xuân nên Hoàng thành Thăng Long chỉ còn là Bắc thành, và trải qua các đời vua Nguyễn, Hoàng thành Thăng Long dần dần bị phai một, chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua mỗi khi ngự giá Bắc thành. Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường cũ của Hoàng thành và xây dựng lại thành Hà Nội theo phong cách Vauben của Pháp, quy mô nhỏ hơn nhiều.

Review Hoàng thành Thăng Long, lịch sử của Hoàng thành Thăng Long
Ảnh: Ý Trần Huỳnh Như

Đến năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính, vua minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội. Về phía người Pháp khi chiếm đóng Đông Dương, họ cũng chọn Hà Nội làm thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp, và họ cho phá hủy Hoàng thành Thăng Long để lấy đất làm công sở, trại lính. Đến năm 1954, bộ đội ta giải phóng thủ đô thì khu vực Hoàng thành Thăng Long trở thành trụ sở của Bộ Quốc Phòng.

Vào tháng 12/2002, các chuyên gia tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 (đây là cuộc khai quật khảo cổ lớn nhất Đông Nam Á) và phát hiện ra những di tích, dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử 13 thế kỷ với các di tích và văn hóa xếp chồng lên nhau.

Review hoàng thành Thăng Long, kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long
Nét cổ kính của Hoàng thành Thăng Long

Những kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã tái hiện được phần nào một lịch sử trải dài từ thời nhà Tùy, Đường, Lý, Trần, Lê, Nguyễn (1010 – 1945). Và vào 6h30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã chính thức trở thành di sản văn hóa thế giới – là niềm tự hào của nước Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Diện tích Hoàng thành Thăng Long hiện nay

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18395 ha, và nó bao gồm: khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu cùng các di tích còn sót lại trong Thành cổ Hà Nội như: cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Hậu Lâu, nhà D67, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.

Review Hoàng Thành Thăng Long, Vẻ đẹp của Hoàng Thành Thăng Long
Vẻ đẹp của Hoàng Thành Thăng Long

Có nên tham quan Hoàng thành Thăng Long không?

Di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi dấu lại những sự kiện lịch sửa của dân tộc và ẩn chứa trong đó là một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú, thế nên nếu bạn muốn tìm hiểu về những giá trị truyền thống của đất nước thì tham quan Hoàng thành Thăng Long và việc nhất định không thể bỏ qua.

Review Hoàng thành Thăng Long, Chụp ảnh ở Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là địa chỉ chụp ảnh kỷ yếu quen thuộc

Không chỉ thế, khung cảnh của Hoàng thành Thăng Long là những bức tường nhuốm màu thời gian cổ kính, nên chụp ảnh ở Hoàng thành Thăng Long rất ăn hình luôn nhé, chính vì thế không ít những nhóm bạn đã lựa chọn nơi này làm nơi chụp ảnh kỷ yếu trước khi chia tay đấy.

Hoàng thành Thăng Long ở đâu?

  • Địa chỉ Hoàng thành Thăng Long: 19C Hoàng Diệu, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
  • Số điện thoại Hoàng thành Thăng Long: (+84) 243.734.5427
  • Website: www.hoangthanhthanglong.vn

Khu du tích Hoàng thành Thăng Long nằm trên những phố nào? 4 mặt của Hoàng thành Thăng Long đều tiếp giáp với các tuyến đường trung tâm, cụ thể: phía đông giáp Nguyễn Tri Phương, phía Tây giáp Hoàng Diệu, phía Nam giáp đường Điện Biên Phủ và phía bắc là đường Phan Đình Phùng.

Điểm chung của những con đường này là đều là đường lớn, rộng rãi thoáng mát, ít khi ùn tắc, giao thông rất thuận tiện, vì thế nếu muốn tham quan Hoàng thành Thăng Long thì bạn có thể tìm đến đây rất dễ dàng bằng các phương tiện tự túc.

Review hoàng thành Thăng long, xe buýt đi Hoàng thành Thăng Long
Điểm dừng xe buýt gần Hoàng thành Thăng Long

Bạn cũng thể lựa chọn du lịch Hoàng thành Thăng Long bằng xe buýt. Xe buýt đi qua Hoàng thành Thăng Long: 22A, 45, 50 (có điểm dừng ở đường Hoàng Diệu, ngay trước cổng khu di tích), hoặc đi xe buýt số 9A, 18, 41 để xuống ở đường Điện Biên Phủ rồi đi bộ thêm một chút là tới.

Giờ mở cửa, giá vé vào Hoàng thành Thăng Long

– Giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long: mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2. Sáng 8h00 đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00.

– Giá vé Hoàng thành Thăng Long 2023: 30.000 đồng/lượt.

Lưu ý là nếu xuất trình thẻ học sinh, sinh viên hoặc xuất trình CMT cho người trên 60 tuổi thì vé vào cửa còn 15.000 đồng/lượt.

Miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng

Sơ đồ Hoàng thành Thăng Long

Dưới đây là bản đồ Hoàng thành Thăng Long để cho bạn dễ dàng tham quan, khám phá:

Bản đồ Hoàng thành Thăng Long
Bản đồ Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long có gì đặc biệt?

Kiến trúc, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long ngày nay vẫn còn ghi lại nhiều dấu tích của lịch sử, văn hóa xưa kia, và hiện nay nó đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội. Nếu đặt chân đến đây, bạn nhất định phải ghé đến những nơi sau:

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Khu này nằm ở phía đông của Hoàng thành Thăng Long, tầng dưới là lưu giữ dấu tích thành Đại La thời Cao Bền,  tầng trên là vết tích của cung điện thời Lý – Trần cũng như một phần cung điện nhà Lê, còn trên cùng là trung tâm Hà Nội thế kỷ 19 (thời nhà Nguyễn).

Review hoàng thành Thăng Long, khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Có gì ở Hoàng thành Thăng Long, đến đây bạn sẽ được khám phá thêm rất nhiều điều về kiến trúc Hoàng thành Thăng Long từ xưa, đó có thể là những bức phù điêu, tượng rồng, tượng phùng, giếng cổ hay các trụ móng kiên cố… từ đó, bạn sẽ có thêm những kiến thức về mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa rất bổ ích.

Cột cờ Hà Nội

Là địa điểm check in ở Hoàng thành Thăng Long nổi tiếng nhất. Cột cờ này được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm 1812 và cũng là công trình kiên cố cao nhất ở Hà Nội thế kỷ 19. Đến nay, dường như nó vẫn còn giữ được nguyên vẹn hình dạng tường gạch dù đã ngã màu rêu phong, những hoa văn bên trên vẫn còn nhìn thấy được.

Di tích hoàng thành Thăng Long, cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội

Cổng Đoan Môn

Đây là cổng chính để dẫn vào Hoàng thành Thăng Long, thẳng với trục cột cờ Hà Nội. Đoan Môn có 5 cửa vòm, được xây dựng bằng đá và gạch vồ từ thời Lê. Cửa ở giữa là dành cho vua, còn 4 cửa bên cạnh là cho quan lại, cận thần.

Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long, cổng Đoan Môn
Cổng Đoan Môn

Điện Kính Thiên

Được coi là khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long, là nơi diễn ra các buổi thiết triều và lễ tế lớn. Trước mặt điện Kính Thiên là Cột Cờ, đằng sau là Hậu Lâu, Cửa Bắc và các phía còn lại có tường bao quanh.

Review hoàng thành Thăng Long, điện Kính Thiên
Lối dẫn lên điện Kính Thiên

Hậu Lâu

Chỗ này là nơi ở của hoàng hậu, phi tần nên được đầu tư rất quy mô, bên trong là không gian quý phái, tiện nghi và nội thất bên trong chủ yếu được làm bằng gỗ, chạm khắc rất tinh vi, tỉ mỉ.

Review hoàng thành Thăng Long, Hậu Lâu ở Hoàng thành Thăng Long
Hậu Lâu

Cửa Bắc

Là một trong 5 cổng của thành Hà Nội, và hiện nay còn lưu giữ lại 2 vết đại bác do pháo thuyền Pháp bắn từ sông Hồng năm 1882 khi Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai. Hiện nay, trên cổng thành là nơi thờ của 2 vị tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Review hoàng thành Thăng Long, cửa Bắc hoàng thành Thăng Long
Cửa Bắc

Nhà D67

Chính là nơi mà Bộ quốc phòng, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam, cụ thể là cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, năm 1972 và đặc biệt nhất là là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Hoàng thành Thăng Long có gì? Nhà D67
Nhà D67

Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Để có chuyến tham quan, khám phá Hoàng thành Thăng Long suôn sẻ nhất, dưới đây là một số kinh nghiệm bạn cần lưu ý:

  1. Luôn tuân thủ quy định chung, không mang theo vũ khí, chất cháy nổ hoặc thực phẩm có mùi vào trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  2. Tham quan Hoàng thành Thăng Long phải ăn mặc lịch sự, không mặc hở hang, phản cảm và không giẫm lên cỏ, xả rác hay trèo lên các di sản.
  3. Nếu muốn quay phim, dựng phim thì phải xin phép Ban quản lý khu bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
  4. Trong khu vực Hoàng thành Thăng Long không có chỗ ăn uống, nhưng xung quanh đó có rất nhiều quán ăn ngon, giá rẻ, ví dụ: bún chả Cao Bá Quát, các món lươn Lan Anh, nộm tai heo Thắng Béo…

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:

  • Kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2023 
  • 15 địa điểm vui chơi Hà Nội

Khám phá những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa của Hà Nội cổ xưa luôn là một điều rất thiêng liêng, ý nghĩa, và Hoàng thành Thăng Long Hà Nội chắc chắn sẽ là nơi cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhất về thủ đô ngàn năm văn hiến này. Thế nên hãy lên kế hoạch ghé tới đây ngay thôi và đừng quên like, chia sẻ nếu bài review Hoàng thành Thăng Long này của chúng mình hữu ích nhé.

Chuyên mục: Di tích lịch sử ở Hà Nội, Địa điểm văn hoá ở Hà Nội

Kinh nghiệm đi Lăng Bác lần đầu thông thạo như dân thủ đô

Cập nhật gần nhất: 19 Tháng Một, 2022

Lăng Bác có địa chỉ ở đâu, có mất vé tham quan không, thời gian mở cửa thế nào, cách di chuyển tới Lăng Bác và tham quan ở đâu? Dulichlive sẽ tư vấn giúp bạn kinh nghiệm đi Lăng Bác lần đầu chi tiết qua bài viết sau.

Kinh nghiệm đi Lăng Bác 2023 trọn vẹn

Giới thiệu về Lăng Bác

Lăng Bác có địa chỉ ở đâu? Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lăng Bác) được xem là trái tìm của thủ đô, di tích lịch sử nổi tiếng của du lịch Hà Nội. Lăng Bác là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hò Chí Minh, được xây dựng vào 2/9/1973 có địa chỉ ở số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Kinh nghiệm đi Lăng Bác
Lăng Bác là địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội

Lăng Bác được xây dựng với tổng chiều cao 21.6 mét, rộng 41,2 mét bằng hàng vạn mét khối đá. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có kết cấu 3 lớp: Lớp đỉnh, dưới và dạng bậc tam cấp với khu giữa là nơi chứa thi hài Bác, cầu thang và hành lang. Bốn khu xung quanh được ốp hoàn toàn bằng đá, bên ngoài ốp đá hoa cương, phần cửa chính được ốp đen bóng, tường và cột bằng đá cẩm thạch.

Lăng Bác có địa chỉ ở đâu?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lăng Bác)

Khu bác nằm được ốp hoàn toàn bằng đá cẩm thạch, lá cờ Đảng và Tổ quốc được ghép từ 4000 miếng đá hồng. Hình ảnh ngôi sao và búa liềm được làm từ đá cẩm vân với màu vàng sáng rực rỡ, hai bên cửa được làm bằng gỗ do miền Nam. Với kiến trúc độc đáo như vậy, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là công trình văn hóa nghệ thuật lớn nhất ở Việt Nam.

Lịch mở cửa tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Bác có thu vé tham quan không? Theo quy định lăng Bác không thu bất kỳ loại phí tham quan nào khi viếng lăng Bác và khu xung quanh lăng như: Chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình Hà Nội. Chỉ thu vé với du khách nước ngoài 25.000 đồng/lượt vào cổng và 25.000 đồng vào tham quan nhà sàn.

Thời gian mở cửa lăng Bác vào tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu, nếu trùng với dịp nghỉ lễ vẫn mở cửa bình thường. Bên cạnh đó, giờ mở cửa lăng Bác còn thay đổi tùy theo từng mùa, ngày thường, ngày lễ và ngày cuối tuần.

  1. Mùa đông (từ 1/11 – 31/3 năm sau): Mở cửa từ 8h sáng tới đóng cửa lúc 11h trưa (ngày thường), vào ngày lễ và cuối tuần đóng cửa lúc 11h30.
  2. Mùa hè (từ 1/4 – 31/10): Mở cửa từ 7h30 và đóng cửa lúc 10h30. Kinh nghiệm đi lăng Bác lần đầu, nếu đi vào dịp cuối tuần và ngày lễ sẽ đón khách viếng thăm tới 11h trưa là đóng cửa.
Lịch mở cửa tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác mở cửa tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu

Cách di chuyển tới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đi tới lăng Bác rất đơn giản, bạn có thể đi bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc cá nhân. Đối với những bạn ở khu vực Sài Gòn hoặc các tỉnh khác đầu tiên cần di chuyển tới Hà Nội bằng máy bay tới sân bay Nội Bài cách trung tâm Hà Nội khoảng 28km, xe khách tới bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình hoặc xe máy để chủ động về thời gian đi lại.

Từ trung tâm Hà Nội tới lăng Bác bạn có thể lựa chọn các phương tiện như sau:

  • Xe bus: Các tuyến xe bus đi qua lăng Bác như: 09, 18, 22, 33, 45, 50 dừng tại điểm số 18A Lê Hồng Phong là gần nhất để đi bộ tời lăng Bác khoảng 400 mét.
  • Xe máy: Các bạn đi xe máy tới lăng Bác theo hướng dẫn từ google Maps, gửi xe tại đường Ngọc Hà cổng vào Bảo tàng hoặc đường Ông Ích Khiêm.
  • Taxi: Kinh nghiệm đi lăng Bác 2023, đối với những bạn ở xa không thông thuộc đường xá đi lại thì cách tốt nhát là đi taxi với giá 7.000 đồng/km. Nên chú ý quan sát đồng hồ tính cước và có thể hỏi rõ giá trước khi đi để tránh bị “chặt chém”.
Cách di chuyển tới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách di chuyển tới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nên đi đâu khi tham quan lăng Bác?

Tham quan lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Hành trình tham quan lăng Bác lần lượt như sau: Lăng Bác -> nhà sàn -> ao cá -> bảo tàng -> chùa Một Cột.

Từ cổng vào theo lối số 19 Ngọc Hà đi theo hướng dẫn hoặc thấy có dòng người đông đông đang xếp hàng vào viếng. Vào bên trong lăng làm theo biển chỉ dẫn, lưu ý khi vào trong bạn nên giữ trật tự để tham quan và không được ghi hình, chụp ảnh.

Kinh nghiệm đi Lăng Bác
Viếng thăm lăng Bác

Sau đó đi tham quan nhà sàn Bác Hồ chiêm ngưỡng kiến trúc và vườn cây xanh tốt mát mẻ. Bạn sẽ được tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Bác. Tiếp theo bạn sẽ di chuyển tới phủ Chủ tịch và bảo tàng tham quan và mua đồ lưu niệm cũng như nghi ngơi giải khát.

Nên đi đâu khi tham quan lăng Bác?
Ao cá Bác Hồ

Chùa Một Cột là địa điểm tham quan cuối cùng bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, được xem là biểu tượng của du lịch Hà Nội. Sau đó, leo bậc thang thắp hương trong chùa Một Cột.

Kinh nghiệm đi Lăng Bác lần đầu thông thạo như dân thủ đô
Chùa Một Cột

Ngoài ra, tham quan lăng Bác bạn không thể bỏ qua nghi thức lễ thượng cờ và hạ cờ trang trọng và linh thiêng với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng.

Kinh nghiệm tham quan Lăng Bác
Lễ thượng cờ uy nghi và trang nghiêm

Những lưu ý khi tham quan lăng Bác

Kinh nghiệm đi lăng Bác, vì là địa điểm trang nghiêm và có tính chất chính trị của dân tộc vì vậy khi tham quan bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  1. Ăn mặc lịch sự gọn gàng để thể hiện lòng thành kính với lãnh tụ vĩ đại.
  2. Giữ trật tự, nói khẽ và xếp hàng lần lượt khi viếng lăng Bác.
  3. Không được chụp ảnh, quay phim trong lăng Bác và không được mang theo đồ ăn vào.
  4. Để được đặc cách không phải xếp hàng khi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bạn cần xin giấy phép đặc cách của Bộ Tư lệnh trước 3 – 4 ngày.
  5. Quy định trẻ em dưới 3 tuổi không được vào tham quan.
Với những kinh nghiệm đi Lăng Bác lần đầu đầy đủ ở trên hứa hẹn sẽ mang tới những trải nghiệm thú vị cho chuyến đi của bạn. Bên cạnh cạnh đó chuyến du lịch Hà Nội của bạn sẽ trở nên trọn vẹn hơn với những thông tin chia sẻ như: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc & Hướng dẫn tham quan chùa Một Cột

Chuyên mục: Di tích lịch sử ở Hà Nội

Footer

Cổng thông tin hướng dẫn và kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2020 chính thức, đầy đủ và chi tiết.

  • Trang chủ DuLichLive.Com
  • Du lịch Sài Gòn
  • Du lịch Đà Nẵng
  • Du lịch Nha Trang
  • Du lịch Thái Lan
  • Du lịch Singapore
  • Du lịch Malaysia
  • Du lịch Hàn Quốc
  • Kinh nghiệm du lịch sầm sơn
  • Kinh nghiệm du lịch Chiang Mai
  • Dautu.io

Copyright © 2023 · Du lịch Hà Nội cập nhật liên tục, chính xác | Một trang web về địa danh du lịch của hệ thống Thông tin du lịch
  Giới thiệu |   Liên hệ và hợp tác |   Quy định pháp lý

  • Xem gì
  • Món ngon
  • Mua sắm
  • Thông tin cần biết
  • Khách sạn
Tất cả khách sạn giảm 75%, tặng coupon 110K
Xem ngay